Ngứa vùng kín là tình trạng phổ biến ở nữ giới và có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngứa, khó chịu ở vùng kín và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, do chưa có đầy đủ kiến thức nên chị em phụ nữ thường chủ quan khi xuất hiện triệu chứng này.
20/04/2020 | Ngứa vùng kín ở nữ giới - phải làm sao? 09/04/2020 | Soi buồng tử cung trong chẩn đoán bệnh phụ khoa 07/04/2020 | Cấy dịch âm đạo có thể phát hiện được những bệnh phụ khoa nào? 21/07/2015 | Phòng bệnh phụ khoa cho trẻ nhỏ khi thời tiết nắng nóng
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín
ngứa vùng kín là khi vùng kín (thường là ở nữ giới) xuất hiện tình trạng ngứa rát, khó chịu. Đây có thể chỉ là cảm giác ngứa đơn thuần nhưng trong một số trường hợp ngứa vùng kín có thể kèm theo các dấu hiệu khác như nổi mụn lạ, nặng mùi,...
Ngứa vùng kín là tình trạng thường gặp ở với nữ giới
Có nhiều nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín như:
1.1. Do thói quen sinh hoạt
- Đồ lót chật chội, bó sát cơ thể khiến cho vùng kín bị bí bách, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn, từ đó gây tổn thương, ngứa ngáy vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, vi sinh vật gây bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển khi âm đạo mất cân bằng về độ pH (do thụt rửa quá sâu).
- Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có thành phần gây dị ứng, kích ứng.
- Nguồn nước sử dụng vệ sinh vùng kín không đảm bảo vệ sinh hoặc dị ứng với nguồn nước.
1.2. Do thay đổi nội tiết tố
- Rối loạn hoặc thay đổi nội tiết tố cũng là lý do dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín. Đặc biệt là sự suy giảm progesterone và estrogen làm giảm tiết các chất bôi trơn khiến âm đạo bị khô và dễ xuất hiện cảm giác ngứa rát.
- Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố cơ thể cũng có thể do giai đoạn tiền mãn kinh hoặc tình trạng căng thẳng, áp lực thường xuyên trong cuộc sống gây ra.
Căng thẳng, áp lực thường xuyên cũng dẫn đến rối loạn nội tiết tố cơ thể
1.3. Do các bệnh lý phụ khoa
Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo: tình trạng ngứa vùng kín thường do nhiễm trùng roi hoặc nấm Candida gây ra. Bên cạnh cảm giác ngứa rát, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như: khí hư có mùi tanh, ra nhiều, có màu xanh đục, khí hư dạng bã đậu, đau khi quan hệ,...
Viêm âm đạo: lúc này, vùng kín của chị em phụ nữ thường thấy có sự tiết dịch âm đạo bất thường, có thể kèm theo mùi hôi khó chịu.
Mụn rộp sinh dục: thường gây ra bởi virus tên Herpes. Bên cạnh cảm giác ngứa rát, xung quanh âm hộ, thậm chí cả bên trong âm đạo có thể thấy xuất hiện mụn rộp.
Sùi mào gà: là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu bên trong và ngoài âm hộ, người mắc sùi mào gà thường thấy xuất hiện các u nhú.
Ký sinh trùng: loại ký sinh trùng đường sinh dục phổ biến nhất là rận lông mu. Chúng tồn tại và phát triển trong các kẻ lông mu để hút máu, khiến vùng kín luôn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát.
Viêm cổ tử cung: các triệu chứng thường gặp như chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ, ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt,...
Các bệnh lý ngoài da: ngứa vùng kín cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như vảy nến, lang ben, hắc lào,...
Mụn rộp sinh dục khiến cho chị em phụ có cảm giác ngứa, rát vùng kín
2. Ngứa vùng kín có thể gây ra những hậu quả gì?
Ngứa vùng kín là triệu chứng thường gặp ở nữ giới và luôn gây ra những cảm giác bứt rứt, khó chịu, thậm chí là đau rát gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sinh hoạt tình dục của chị em phụ nữ.
Không những vậy, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Thế nhưng, do thiếu hiểu biết nên nhiều người vẫn rất chủ quan khi gặp phải tình trạng này.
Nếu lối sống hàng ngày khiến vùng kín có cảm giác ngứa ngáy thì tình trạng này không quá đáng lo và sẽ nhanh chóng kết thúc khi chúng ta thay đổi thói quen cho phù hợp.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ngứa vùng kín là do các bệnh lý phụ khoa thì có thể để lại nhiều hậu quả xấu nếu không được điều trị sớm, cụ thể như:
- Nhiễm trùng tử cung, vòi trứng: do nhiễm trùng âm đạo ăn sâu vào bên trong.
- Viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ...
- Có thể gây vô sinh nếu bị tắc hoàn toàn vòi trứng.
- Nấm, vi khuẩn, virus từ đường sinh dục mẹ thâm nhập có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
- Có thể gây ra viêm âm đạo bẩm sinh ở bé gái do lây nhiễm từ mẹ.
Do đó, nếu có dấu hiệu ngứa vùng kín, chị em phụ nữ nên gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Các phương pháp điều trị và ngăn ngừa ngứa vùng kín hiệu quả
3.1. Điều trị nội khoa
- Với các trường hợp mắc các bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung,... tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
- Điều trị bằng thuốc kết hợp phương pháp đốt laser: đối với người bị bệnh mụn rộp, sùi mào gà,...
- Điều trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi ngoài da: đối với các trường hợp ngứa vùng kín do bệnh ngoài da.
- Khi điều trị, cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc, đồng thời khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị thì không tự ý đổi thuốc.
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Để tránh gây tổn thương vùng kín dẫn đến nhiễm trùng làm bệnh nặng hơn thì chị em nên hạn chế tối đa việc gãi vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ, tránh thụt rửa quá sâu âm đạo.
- Tránh bí bách vùng kín bằng cách mặc các loại đồ lót thông thoáng, rộng rãi.
- Luôn giữ cho âm đạo sạch sẽ và khô thoáng.
Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp phòng ngừa tình trạng ngứa vùng kín hiệu quả
Có thể thấy, chị em phụ nữ không nên chủ quan với dấu hiệu ngứa vùng kín bởi nó có thể gây ra nhiều hậu quả đáng kể. Theo lời khuyên của các chuyên gia, nữ giới nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để giúp bảo vệ sức khỏe sinh lý sinh sản của bản thân mình. Đồng thời, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có triệu chứng bất thường để sớm phát hiện được những bệnh lý phụ khoa (nếu có).
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn về sức khỏe sinh sản, vui lòng liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.